Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Triều Tiên phát cảnh báo “đe” Mỹ và Hàn Quốc

 
Chính quyền của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đưa ra cảnh báo "đe" Mỹ và Hàn Quốc.
Ảnh: Kinh tế & Đô thị
Chi tiết tại  tin tuc viet nam Dẫn nguồn tin từ Thông tấn xã của CHDCND Triều Tiên (KCNA), đại diện Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) tại Bàn Môn Điếm - một ngôi làng ở tỉnh Gyeonggi, là giới tuyến phân cách CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đưa ra cảnh báo về sự trừng phạt trước hành động khiêu khích về quân sự mà Hàn Quốc và Mỹ đang tiến hành. "Việc này hoàn toàn không cường điệu hóa trước những hành động khiêu khích nhằm chống lại CHDCND Triều Tiên", trích nguồn KCNA cho biết.
Theo đó, CHDCND Triều Tiên lên án Hàn Quốc làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo liên Triều. Bình Nhưỡng sau đó đã đưa ra cảnh báo rằng, chính quyền Seoul và Washington chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt nếu tìm cách tiến hành một cuộc chiến tranh thứ 2 chống lại CHDCND Triều Tiên.
Hồi tháng trước, chính quyền của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tuyên bố phóng thành công một tên lửa đạn đạo Musudan tầm trung và có khả năng tấn công các lực lượng Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương.
Trước động thái căng thẳng hiện nay, đại diện Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, nước này và Nga sẽ tổ chức các cuộc hội đàm cấp cao trong tuần để mở rộng hợp tác đối phó với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của CHDCND Triều Tiên. Theo đó, các cuộc đàm phán sẽ diễn ra tại Moscow vào ngày 7 - 8/7 với nội dung liên quan tới chính sách, cách thức tăng cường hợp tác, phối hợp đố phó với nguy cơ hạt nhân từ CHDCND Triều Tiên. Bên cạnh đó, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thủy sản và giải quyết các vấn đề khó khăn cho DN Hàn Quốc đang hoạt động trên khu vực Viễn Đông Nga.

Vũ khí - Công nghệLựu pháo Thần Sấm của Hàn Quốc đánh bại Nga tại Ấn Độ

doc bao phap luat cho biếtJane’s Defence Weekly ngày 4/7 cho biết, Ấn Độ và Hàn Quốc đã hoàn tất đàm phán giá cả về việc mua bán 100 khẩu lựu pháo tự hành K9 Thunder trị giá 750 triệu USD.
Hợp đồng sẽ được trình lên Ủy ban Nội các An ninh do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu phê duyệt trước khi được ký kết. Ngoài hợp đồng mua 100 khẩu K9, Ấn Độ có thể tùy chọn mua thêm 50 khẩu khác. Hợp đồng chính thức có thể được ký kết vào tháng 3/2017.
10 khẩu K9 đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân đội Ấn Độ trong vòng 18 tháng kể từ khi hợp đồng được ký kết. 90 khẩu còn lại sẽ chuyển giao trong vòng 2 năm tiếp theo.
Nguồn tin công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc cho biết, K-9 bán cho Ấn Độ là phiên bản sửa đổi từ K9 Thunder do Samsung Techwin sản xuất cho quân đội Hàn Quốc.
Lựu pháo tự hành K9 Thunder khai hỏa trong một cuộc tập trận. Ảnh: Getty
Phiên bản của Ấn Độ được gọi là K9 Vajra và được sản xuất tại tập đoàn Larsen & Toubro (L&T) của Ấn Độ dưới sự chuyển giao công nghệ, giám sát kỹ thuật từ Samsung Techwin. Nguồn tin từ L&T cho biết, K9 Vajra sẽ áp dụng khoảng 50% linh kiện do Ấn Độ sản xuất.
Phía Ấn Độ sẽ đảm nhận chế tạo thân xe, tháp pháo và 14 hệ thống phụ khác liên quan đến thông tin liên lạc và điều khiển hỏa lực. Hợp đồng mua K9 không kèm theo xe tiếp đạn K10 được phát triển trên cơ sở khung gầm của K9.
Trước đó trong năm 2014, quân đội Ấn Độ đã đánh giá 2 loại lựu pháo tự hành K9 Thunder 155 mm của Hàn Quốc và 2S19 Msta phiên bản 155 mm của Nga. Quá trình bắn thử 2 loại lựu pháo tự hành diễn ra tại trường bắn Pokharan, Rajasthan, Ấn Độ đã hoàn tất vào tháng 9/2015. Lựu pháo tự hành K9 đã chiến thắng đối thủ Msta của Nga.
K9 Thunder thuộc loại lựu pháo tự hành do công ty Samsung Techwin, Hàn Quốc sản xuất. K9 sử dụng pháo 155 mm với chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ đạn. Thunder được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại với khả năng tự động hóa cao.
K9 có tầm bắn tối đa 40 km với đạn thông thường, lên đến 52 km với đạn pháo tăng tầm, tốc độ bắn 6 viên/phút. Một trong những điểm độc đáo tạo nên thế mạnh của pháo K9 là chế độ bắn loạt MRSI, tức là pháo có khả năng bắn loạt 3 viên đạn trong vòng 15 giây với các quỹ đạo khác nhau và chạm đích cùng lúc. Chế độ bắn này cho phép tiêu diệt mục tiêu ngay sau loạt đạn đầu tiên.
Hệ thống được lắp trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực M1 của Mỹ. Khung gầm sử dụng động cơ MTU MT881 công suất 1.000 mã lực, tốc độ tối đa 60 km/h, dự trữ hành trình 450 km. K9 được các chuyên gia quân sự đánh giá là một trong những lựu pháo tự hành hiện đại nhất thế giới.

Máy bay chiến đấu không người lái của Mỹ rơi ở Syria

“Một chiếc máy bay quân sự không người lái MQ-9 Reaper đã bị rơi ở phía bắc Syria vào ngày 5-7. Chiếc máy bay này đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thì tính năng điều khiển từ xa bị mất hiệu lực”, tuyên bố của Không quân Mỹ có đoạn.
Máy bay chiến đấu không người lái của Mỹ
Chi tiết tại  tin tuc viet nam Bên cạnh đó, Không quân Mỹ cũng khẳng định chiếc máy bay trên bị rơi không phải do kẻ thù bắn hạ, và hiện họ vẫn đang điều tra để tìm ra nguyên nhân cuối cùng.
Ngay sau khi chiếc MQ-9 Reaper bị rơi, như thường lệ, lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu đã điều máy bay chiến đấu tới phóng tên lửa phá hủy chiếc MQ-9 Reaper gặp nạn, do vậy, các tổ chức khủng bố sẽ không thể tận dụng được chiếc máy bay bị rơi.

5 điều Triều Tiên yêu cầu để chấm dứt vũ khí hạt nhân


Chi tiết tại  tin tuc viet nam nhap đưa tin, Triều Tiên hôm 6/7 đã ra thông báo tuyên bố Mỹ vẫn còn duy trì vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Hàn Quốc. Thông báo còn nêu ra năm yêu cầu nếu được chấp nhận có thể chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân.
“Nếu giới chức Mỹ và Hàn Quốc coi trọng việc tạo nên một vùng không có vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thì các yêu cầu trên của chúng tôi phải được chấp nhận” – hãng thông tấn Triều Tiên KCNA trích thông báo.

 
 
Khu vực an ninh chung (JSA) là nơi duy nhất tại Khu phi quân sự Triều Tiên (DMZ) mà binh sĩ Hàn Quốc, Triều Tiên mặt đối mặt. Ảnh: UPI
Năm yêu cầu bao gồm:
Thứ nhất, theo Triều Tiên, binh sĩ Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc, nơi mà Mỹ “có giấy phép hạt nhân”.
Thứ hai, Bình Nhưỡng nói rằng Mỹ phải công khai kho vũ khí hạt nhân của nước này ở Hàn Quốc.
Thứ ba, những loại vũ khí hạt nhân “thuộc diện nghi vấn” trên phải bị phá hủy và phải bị kiểm tra quốc tế.
Thứ tư, Mỹ phải đảm bảo rằng nước này sẽ không bao giờ tái lập kế hoạch tấn công hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”.
Thứ năm, Mỹ phải cam kết không đe dọa Triều Tiên bằng các hành động chiến tranh và không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Bình Nhưỡng, tuyên bố viết.
Nếu tất cả yêu cầu trên được đáp ứng, một “bước ngoặt mang tính đột phá” trong việc phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên sẽ được thực hiện, theo Bình Nhưỡng.
Triều Tiên cho biết tình trạng đất nước hiện nay của Triều Tiên giống như một quốc gia vũ khí hạt nhân là hợp lý bởi nước này đang đương đầu với cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.
Bế tắc hạt nhân giữa Bình Nhưỡng và Washington cũng như với Seoul đang căng thẳng. Tuy nhiên, theo tờ Hankuk Ilbo (Hàn Quốc), Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đang nỗ lực tổ chức cuộc hội đàm giữa Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông Ban Ki-moon muốn cả hai phía gặp nhau vào tháng 11/2016 trong một hội nghị do Liên Hiệp Quốc chủ trì ở Turkmenistan.

3 tàu chiến Mỹ tuần tra gần đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp


Chi tiết tại  tin tuc viet nam Hai quan chức quốc phòng Mỹ nói với báo Navy Times rằng, các tàu khu trục Stethem, Spruance và Momsen đã tuần tra gần các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang bồi lấp phi pháp, cũng như quanh bãi cạn Scarborough của Philippines mà Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát.
Một nguồn tin nói các tàu duy trì khoảng cách với những thực thể này từ 14 đến 20 hải lý. Bởi nếu tàu đi vào vùng 12 hải lý quanh các bãi đá thì đây là một hoạt động khẳng định tự do hàng hải, và cần được sự cho phép từ cấp cao hơn. Vùng ngoài khoảng cách này được xem là vùng biển quốc tế và tàu Mỹ được tự do hoạt động.

Người phát ngôn của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Clint Ramsden nhấn mạnh: "Các chuyến tuần tra của những tàu khu trục như Spruance, Momsen và Stethem, cũng như của các tàu sân bay trước đó là USS Ronald Reagan, là một phần trong chính sách hiện diện thường xuyên của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương".
Tuy nhiên, ông Ramsden từ chối bình luận về "các chiến thuật, địa điểm tuần tra cụ thể hoặc những hoạt động sắp tới do tình hình an ninh khu vực". Người phát ngôn nhấn mạnh "mọi cuộc tuần tra đều tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với sự hiện diện của Hạm đội Thái Bình Dương ở phía tây khu vực".

Các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc bồi lấp trái phép. Ảnh: WSJ
Giới quan sát nhận định, việc tàu chiến Mỹ liên tục tuần tra quanh các đảo nhân tạo gửi đi một thông điệp đến Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Hành động này cũng là quyết định phô diễn sức mạnh có chủ đích trước khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra phán quyết đối với vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi xướng.
Phán quyết của PCA nếu có lợi cho Philippines cũng đồng nghĩa với việc khiến Trung Quốc mất mặt trên trường quốc tế và có thể tạo cho Mỹ nhiều lý do để hỗ trợ đồng minh Philippines.
Washington cũng lo ngại Bắc Kinh có thể phản ứng mạnh trước phán quyết của PCA bằng việc tuyên bố thành lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, cũng như tăng cường bồi lấp và xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo.