tin nhanh 24h cho biết Vào ngày 21/9/1956, phi công thử nghiệm
Tom Attridge của Grumman đã bị bắn rơi bởi một loạt đạn xuyên qua buồng
lái, buộc ông phải hạ cánh khẩn cấp trong rừng, lực va chạm với mặt đất
khiến viên phi công bị gãy chân cùng 3 đốt sống.
Điều đáng nói ở chỗ Attridge không phải
là nạn nhân của một cuộc tấn công bất ngờ hay trong chương trình không
chiến nâng cao Top Gun. Ông chỉ đơn giản đã chọn vị trí trong một thời
điểm sai lầm, dẫn đến việc tự bắn hạ mình.
Trong hoạt động kiểm tra hệ thống vũ khí
của tiêm kích F-11F Tiger, Attridge đã bắn một loạt đạn pháo, sau đó
ông hạ góc bay hướng xuống dưới và bắn thêm một loạt nữa. Tuy nhiên gần
một phút sau loạt bắn đầu tiên, ông đã bị trúng đạn của... chính mình.
Nhờ báo cáo chi tiết về sự kiện trên, chúng ta biết rất nhiều về những gì xảy ra ngày hôm đó.
Cụ thể, Attridge đã bắn pháo ở độ cao 4
km rồi bị trúng đạn ở độ cao 2 km. Viên đạn trên máy bay F-11F khi bắn
ra có sơ tốc đầu nòng hơn 3.200 km/h, trong khi chiếc F-11F Tiger phá vỡ
bức tường âm thanh ở tốc độ 1.420 km/h.
Dễ nhận thấy vận tốc của viên đạn vượt
xa tốc độ máy bay, có nghĩa là không cách nào hai vật thể trên gặp được
nhau. Nhưng sau khi di chuyển một quãng đường nhất định, viên đạn sẽ mất
động năng và bị chậm lại đáng kể. Trong thực tế, viên đạn đã có tốc độ
bằng với máy bay hoặc chậm hơn tại thời điểm va chạm.
Theo như báo cáo, chiếc F-11F của
Attridge bổ nhào xuống khoảng 11 giây trước khi những viên đạn khai hỏa
trước đó bắn trúng. Nếu chiếc tiêm kích bay với vận tốc 1.420 km/h, có
nghĩa là Attridge đã bổ nhào với một khoảng cách áng chừng 4,3 km trong
thời gian đó.
Về cơ bản ta có một tam giác vuông, cho
phép dùng định lý Pythagoras để tính toán và làm một số công thức lượng
giác, ta sẽ thấy Attridge đã bay ngang khoảng 3,8 km khi bổ nhào với cự
ly 1,8 km.
Tất cả những gì phải làm bây giờ là xem viên đạn có đạt được khoảng
cách trên trong thời gian đó không? Theo các số liệu công khai, chúng ta
có thể tính toán quỹ đạo của viên đạn.
Phép tính cơ bản này đã chỉ ra con số xác nhận việc những viên đạn đủ chậm lại bằng khoảng 50 - 60% tốc độ của máy bay (nhờ sức cản không khí), sau đó nó di chuyển khoảng 3,8 - 4,8 km trong thời gian từ lúc rời khỏi nòng pháo cho đến lúc trúng vào máy bay của Attridge.
Nói cách khác, một chiếc chiến đấu cơ hoàn toàn có thể bị bắn hạ bởi viên đạn của chính mình./.
Phép tính cơ bản này đã chỉ ra con số xác nhận việc những viên đạn đủ chậm lại bằng khoảng 50 - 60% tốc độ của máy bay (nhờ sức cản không khí), sau đó nó di chuyển khoảng 3,8 - 4,8 km trong thời gian từ lúc rời khỏi nòng pháo cho đến lúc trúng vào máy bay của Attridge.
Nói cách khác, một chiếc chiến đấu cơ hoàn toàn có thể bị bắn hạ bởi viên đạn của chính mình./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét